Ăn sáng giúp giảm nguy cơ bệnh tim và đái tháo đường

Ăn sáng giúp bảo vệ sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng

10 sai lầm khi ăn sáng khiến bạn khó giảm cân

Món ăn sáng: Cơm rang nấm đùi gà đơn giản mà ngon

Ăn sáng ngon với bánh mì nướng phô mai hạnh nhân

Nhịn ăn sáng thường xuyên có thể mắc bệnh tim, đột quỵ

Ăn sáng ngon và ấm bụng với cháo tôm bí đỏ

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, những bữa ăn sáng có thể kích thích các tế bào chất béo, giúp tiêu thụ hết lượng đường trong cơ thể. Quá trình này có thể giúp điều chỉnh insulin nội tiết tố, kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn cơ thể sản sinh ra chất béo thừa, là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường và bệnh tim.

Nghiên cứu này cũng góp phần khẳng định, bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì nó đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ béo phì, điều hòa sự trao đổi chất và cung cấp nhiều năng lượng nhất cho các hoạt động trong ngày của bạn.

Theo đó, trong 6 tuần, các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 49 người. Trong đó có 29 người gầy và 20 người béo phì, không có thói quen ăn sáng hàng ngày. Những người này được chia làm 2 nhóm. 1 nhóm được yêu cầu tiêu thụ 350 calo trong 2 giờ sau khi thức dậy và ít nhất 700 calo vào lúc 11 giờ sáng mỗi ngày. Nhóm còn lại không ăn gì cho đến bữa trưa.

Sau khi phân tích sự trao đổi chất và các dấu hiệu chuyển hóa trong cơ thể của cả 2 nhóm, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: Khi chúng ta giữ thói quen ăn sáng hàng ngày, các tế bào chất béo tiêu thụ đường trong cơ thể để đáp ứng với insulin đã được tăng lên.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Javier Gonzalez, giáo sư sinh lý học, thuộc trường Đại học Bath (Anh) cho biết: "Bằng cách hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động của chất béo và thời gian ăn trong ngày, chúng ta có thể ngăn ngừa được những hậu quả tiêu cực của lượng mỡ thừa trong cơ thể".

Những nghiên cứu trước đây cũng đã cho thấy, bỏ ăn sáng có liên quan đến sự tích tụ chất béo, tăng mức cholesterol cao hơn, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, hoặc làm cứng và thu hẹp các động mạch.

Theo các chuyên gia, mức đường trong máu của cơ thể thường ở mức thấp vào buổi sáng. Vì vậy, bữa sáng rất quan trọng để giúp cung cấp năng lượng cho ngày mới và bổ sung kịp thời lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, việc giữ thói quen ăn sáng cũng làm giảm những cholesterol xấu, tăng cường trí nhớ và sự tập trung.

Nguyên Hương H+ (Theo DM)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn